1 - Tích Ông Táo.
Học phái Lão Tử cho rằng có một vị thiên thần coi việc thiện ác của từng gia đình và mỗi năm một lần về tâu sự với Ngọc Hoàng .
Người Việt Nam quan niệm về ông táo khác với người Trung Hoa, tích kể rằng:
Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau.
Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng.
Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ.
Một hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn, bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ dễ nào quên.
Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, Thị Nhi mới nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm.
Phạm Lang về nhà để cốt lấy tro bón ruộng, nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm vì đường xa mỏi mệt ấy bị chết cháy, người vợ cũ là Thị Nhi, thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo.
Phạm lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết.
Cũng có tích khác:
Sau khi Thị Nhi lấy Phạm Lang, một hôm trong nhà cúng đốt mã ngoài sân, có một hành khất vào ăn xin. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, động lòng thương đem gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa đang đốt mã mà tự tử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết. Thượng đế thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc. -Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp. -Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà. -Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.
2 - Vài nhận xét về tích truyện:
a) Vượt qua cái lý để đạt tới cái tình: Tích truyện cho thấy một điều không có lý, người Việt xưa không bao giờ có thể chấp nhận việc đa phu, một bà hai ông.
Người ta thường chỉ trích "Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà".
Như vậy, điều mà tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý, nhưng là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau.
Có thể nói, triết lý tình thương, tình con người với nhau bàng bạc trong các truyện cổ như bó đuốc soi cho lối đường hậu duệ noi theo.
b) Cái tình có thể đụng tới lòng Trời: Người Việt tin rằng "Ông Trời có mắt" nên trong mọi việc cũng dùng cái tình mà đối xử với nhau. Cái tình ấy lay động được lòng Trời, phúc hoạ cũng theo cái tình nghĩa đối với nhau mà ông Trời phạt hay thưởng cho.
c) Vấn đề sống chết: Tại sao các tích truyện thường giải quyết vấn đề khó xử trong nhân sinh bằng cái chết, ví như tích truyện "trầu cau" cũng thế ? Người Việt không tin rằng chết là hết, nhưng vấn đề sống như thế nào là đáng sống và chết như thế nào cho đáng.
Người xưa nói: "sát thân thành nhân", nhấn mạnh tới tinh thần xả thân cứu đời, hy sinh cho việc nhân đức là thành công, thành nhân.
Như vậy, tinh thần của người Việt có một đặc điểm sáng chói là tình thương. Tình thương có trong mỗi người, lớn lên trong gia đình và phát triển nơi mọi người.
Người sống theo đạo nhân là người biết hy sinh, xả thân cho đồng loại của mình. Có bao nhiêu truyện, tích, tuồng, chèo, liên hệ cùng một nội dung, một tiêu điểm: Điển hình như truyện Phạm Công Cúc Hoa.
d) Liên hệ đến gia đình. Quan niệm táo quân là vị thần thứ nhất, quan trọng hàng đầu trong gia đình, nhiều địa phương có tục lệ, người con gái khi mới về nhà chồng, phải làm lễ ở bếp, hay ở bàn thờ Thổ Công, để xin phù trợ về sau trong công việc bếp núc, tề gia, nội trợ của người đàn bà quán xuyến gia đình.
Tục ngữ phương Tây có câu: "bàn tay đưa nôi là bàn tay cai trị thế giới", người Việt Nam thì quan niệm: Người nội trợ là chủ tướng trong gia đình.
e) Lối kết của tích truyện là có hậu. Người Việt thường nói "ở hiền gặp lành", hệ quả của đức là phúc.
Ngày đầu năm người ta cầu chúc nhau được phúc, cũng là thời gian để làm hoà những bất đồng tương quan, nếu trong năm đã không thuận hoà với nhau.
Người ta muốn khởi đầu một năm bằng những điều tốt đẹp, để cả năm có phúc.
3 - Áp dụng:
a) Bếp lửa mang một ý nghĩa rất quan trọng. Bếp lửa ngoài công dụng nấu chín thực phẩm còn là một lò sưởi, còn là nơi quy tụ cả gia đình để chia sẻ với nhau bữa ăn cũng như lửa ấm.
Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với nghi thức thắp lửa thiêng. Lửa xua đuổi thú dữ, đẩy xua muỗi mòng, tạo bầu khí ấm áp, tạo nên những gặp gỡ
Không gia đình nào là không có bếp lửa. Bếp lửa, còn là gia đình, một gia đình hạnh phúc là một gia đình bếp lửa giữ được lửa cháy.
b) Tinh thần gia đình, điều quan trọng là yêu thương. Gia đình biểu lộ qua bữa ăn và dĩ nhiên là qua bếp lửa là nơi thực hiện những bữa ăn có một tầm quan trọng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Ngày nào lửa không bén trên bếp, ngày ấy là một ngày gia đình thiếu hơi ấm, thiếu tình thương.
Tình thương được biểu lộ qua bếp lửa như dân gian Việt Nam thường nói : "tối lửa tắt đèn có nhau" . Cuộc sống chung đi từ những gì rất thực tế: "Có thực mới vực được đạo", người ta có muốn mơ mộng gì chăng nữa thì cũng cần đến bếp lửa để nấu chín thực phẩm, nấu chín thức ăn.
Ngày xưa vào những thời hồng hoang của lịch sử, việc giữ lửa là việc sống còn của bộ tộc, ngày nay thiếu lửa trong gia đình cũng là nguy cơ cho gia đình tan vỡ : " Bếp lạnh canh nguội".
c) Thường xưa kia, có gì lủng củng, đau yếu nhất là đau mắt trong gia đình, người ta phải xem lại bếp núc tức là ông táo có được giữ sạch sẽ hay không?
Như vậy tập tục cũng có ích cho việc giữ vệ sinh lắm.
d) Vua táo định đoạt phúc đức cho gia đình. Phúc đức này là do sự ăn ở phải đạo của gia chủ và của mọi người trong nhà. Sự tích ông táo trong dân gian Việt Nam, có những nét đẹp truyền thống của nó.
Tục đưa ông Táo về trời ở Việt Nam như thế nào?
Táo Quân được các gia đình cúng lễ quanh năm, vào các dịp sóc, vọng thường hương hoa oản quả.
Những dịp lễ tết giỗ chạp hay có công to việc lớn trong nhà có thể cúng chay hoặc cúng mặn tuỳ nghi.
Dịp lễ long trọng nhất dành riêng cho Táo Quân chính là tết ông Công ông Táo vào 23 tháng chạp. Theo tín ngưỡng cổ truyền, đây là ngày Táo Quân lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian, những hành vi, việc làm tốt, xấu của các thành viên trong gia đình trong năm một cách khách quan, trung thực.
Phương tiện để Táo Quân lên trời là cá chép vàng. Tết ông Công ông Táo làm to nhỏ, chay mặn tùy khả năng mỗi gia đình, nhưng dứt khoát phải có bộ mã Táo Quân mới.
Sau khi cúng Táo Quân, người ta hóa mã, đồng thời hóa cả bộ mã năm trước. Lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp được coi là mang tính cách chuyển giao năm cũ, đón chào năm mới.
Người ta chuẩn bị chu đáo cho chiều 30 là thời điểm đón ông Công ông Táo trở về trần gian làm nhiệm vụ năm mới. Ban thờ Thổ Công thường bày biện khá đơn giản gồm bộ 3 chiếc mũ.
Chiếc mũ ở giữa là mũ đàn bà, hai bên là mũ đàn ông. Bộ mũ (dù ba chiếc hay một chiếc) đều kèm theo chiếc áo và đôi hia đính vào bệ giấy hoặc khi cúng được kê trên bệ là vài trăm thoi vàng mã.
Hình ảnh Táo Quân - vua bếp cũng trở nên gần gũi với cuộc sống hiện đại hơn với quan niệm gia đình nào được Táo Quân phù hộ nhiều thì hạnh phúc, yên ổn, thành đạt, bếp đỏ lửa mỗi ngày.
Những gia đình không có điều kiện đỏ lửa mỗi ngày để ông vua bếp làm nhiệm vụ thì ngầm hiểu là Táo Quân chưa hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn tổ ẩm gia đình một cách trọn vẹn.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc.
Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc Việt Nam người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông táo về trời. Con cá chép này sẽ sau đó được "phóng sinh" (thả ra ao, hồ hay sông).
Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì giản dị hơn, người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy
Chuyện là vậy đó,Tác giả Dân47 xin kính chúc bạn một năm bình an - hạnh phúc, và luôn luôn giữ được lửa tình yêu bén trong gia đình
Hãy lưu ý một điều trong ngày 23 Âm Lịch nhé :
11 Nhận xét:
Xếp theo:Nảy ở trường e vừa cho coi xog lun. Trùng hợp vl
Trả lờiXóaÝ tưởng lớn gặp nhau :v
Xóahay quá anh
Trả lờiXóathanh kiu e :D
XóaChào bạn mình vừa tham gia blog mong bạn qua blog mình ủng hộ mình nhé. Cảm ơn bạn <3
Trả lờiXóaLink blog: https://zstip.blogspot.com/
Ok bạn :D Temp giống Cường IT nhỉ
Xóah ms bik a Trí psd đẹp vl. kết logo blog a quá :*
Trả lờiXóaA biết 1 tí cắt ghép :)),des trên logo sẵn của lão Porn Cường là thành sản phẩm :v
Xóahay, chi tiết , phù hợp với mọi lứa tuổi
Trả lờiXóaCảm ơn bạn :D
XóaChúc mừng năm mới , chúc bạn có 1 năm tuyệt vời, có nhiều sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống
Trả lờiXóa