Với những người dân quê, đó là tục lệ tốt đẹp. Bởi khi có miếng ngon thì không ai lỡ ăn một mình (Ai đến Bắc Ninh xem, khi nhà có khách, chủ nhà thường gọi tất cả con cháu về cùng ăn cỗ, chứ nhất định không ăn một mình. Nhà có miếng ngon, món lạ dù ít dù nhiều, con cái về đông đủ thì mới ăn. Ngay cả đi uống bia rượu cũng không ai đi một mình, họ sẵn sàng gọi bạn bè, anh em ra ngồi cùng dù khi thanh toán có gấp 10 lần dự kiến...) những người được đại diện cho gia đình đi ăn cỗ thường nghĩ đến cháu con ở nhà. Những đứa trẻ được ăn những phần cỗ ấy chúng sẽ biết anh, chị nào trong xóm, trong họ cưới, những người mang cỗ về thấy con cháu ăn ngon miệng cũng rất vui lòng. Đặc biệt, gia chủ tổ chức cưới họ cũng vui vẻ vì cỗ bàn thừa cũng không biết để làm gì, vì thức ăn đã chế biến sẽ nhanh hỏng trong khi nhà có cỗ vài ngày sau động đến mỡ thịt lại phát kinh. Bản thân việc lấy phần cỗ thừa trên mâm không ảnh hưởng đến kinh tế của gia chủ (vì cỗ bàn trên mâm là tính tiền phong bì mừng cưới rồi nhá =)))
Phong tục lệ làng được truyền qua nhiều thế hệ, tôn vinh truyền thống văn hóa nhường cơm sẻ áo, có miếng ngon thì cùng sẻ chia, có hoạn nạn thì cùng gánh vác. Trong xóm, trong làng nhà nào có đám, hàng xóm sang giúp đỡ rất đông. Thế nhưng chả hiểu sao, ngày càng có nhiều bài viết có góc nhìn thiển cận khi gọi tục lệ đó là phong tục lạc hậu. Họ có thể thêm thắt, tô vẽ vì coi đó như là điều xấu xa. Vì vậy những câu chữ dùng thường mang tính chất cảm tính, nhìn nhận khá thiển cận, không đúng bản chất của tục lệ.
Phong tục thường gắn bó với mỗi vùng quê, người địa phương đó họ vui vẻ chấp nhận nhiều đời nay. Hà cớ sao phải nặng nề câu chữ. Hãy nên tôn trọng vùng đất, phong tục nơi mình đặt chân đến. Đừng nên phán xét, chà đạp văn hóa vùng miền khi bản thân không hiểu hết các phong tục văn hóa ấy.
0 Nhận xét:
Xếp theo: